Chuyển đến nội dung chính

Visitors (statistics)

Cuốn sách cần cho SV YTCC đi thực tập CĐ và đã đi làm

  Cuốn giáo trình thực tập CĐ YTCC TPHCM (click vào hình nha)


CÁC KHÁI NIỆM VÀ PRA

 

Cách đề cập và các phương pháp đánh giá nhanh vùng nông thôn (Rapid Rural Appraisal: RRA) xuất hiện từ những năm cuối của thập kỷ 70. Nguồn gốc của phương  pháp này nhằm hạn chế cách nhìn nhận méo mó của những nhà chuyên môn khi đi thăm các vùng nông thôn để đề xuất các dự án phát triển và những bộ câu hỏi dày. Người ta cố gắng tìm tòi những phương pháp đánh giá nhanh và có giá thành hiệu quả cao. Trong những năm 80, phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi, PRA (Participatory Rural  Appraisal – Đánh giá nông thôn có sự tham gia; Participatory Rapid Assessment – Đánh giá nhanh có sự tham gia) xuất phát từ RRA nhưng khác biệt chủ yếu là dựa vào ý kiến  cộng đồng khi thu thập thông tin cần thiết.
PRA là một phương pháp thường được dùng trong nhiều lĩnh vực, ngày nay nó có thể  xem là một phương pháp đánh giá nhanh nhằm xác định nhu cầu sức khoẻ của cộng  đồng với sự đầu tư chi phí đánh giá rẻ nhưng hiệu quả cao, đang được khuyến khích  rộng rãi trong thăm dò nhu cầu về y tế của nhân dân với sự huy động tham gia tối đa của họ trong nghiên cứu và thiết lập chương trình can thiệp y tế. Một số dự án như hỗ trợ  vùng khó khăn, dự án phát triển Hà Lan, quản trị đã lấy PRA như là một công cụ cơ bản  để thăm dò nhu cầu của cộng đồng trước khi lập kế hoạch can thiệp y tế.

NGUYÊN LÝ CỦA ĐÁNH GIÁ NHANH 

 

Nguyên lý của đánh giá nhanh bao gồm 6 nguyên lý cơ bản:
1.  Thu thập thông tin nhanh và dần dần thông qua việc sử dụng những phương pháp  mềm dẻo, ứng biến, lặp lại và không tuân theo một chương trình cố định nào mà  thích ứng nó trong quá trình thu thập thông tin.
2.  Hạn chế sai lệch (bias) các thông tin về không gian, thời gian, mùa, nghề nghiệp … của các hoạt động phát triển nông thôn, không vội vã mà từ từ, thoải mái.
3.  Học hỏi trực tiếp với người dân.
4.  Sử dụng nhiều phương pháp: ít nhất là 3 phương pháp cùng lúc hay dùng các nguồn thông kin để kiểm tra chéo với nhau về độ chính xác.
5.  Hạn chế thấp nhất về giá thành thu thập các thông tin thật, có ích lợi và có sự thăng bằng giữa các thông tin về lượng, tính phù hợp, tính chính xác, thời gian. Nguyên tắc:
-  Không thu thập những thông tin không chính xác và không cần thiết.
-  Không đo lường những gì không cần thiết hay không cần đo lường chính xác những thông tin không cần thiết cho mục đích thực hành.
6.  Có ý thức phê phán và phản ứng về những gì không nhìn thấy, về những người đã và
chưa gặp, những gì đã và chưa nghe thấy và nguồn gốc các sai số có thể xảy ra.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH 

 

Dưới đây liệt kê những loại phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đánh giá nhanh:
-  Nghiên cứu những thông tin sẵn có.
-  Quan sát trực tiếp (Directly observe) bao gồm cả vừa đi dạo vừa quan sát  (Observed walking).
-  Tham gia vào các công việc cụ thể ở cộng đồng để quan sát (Observed participate).
-  Phỏng vấn những người biết nhiều thông tin (Key informants).
-  Phẫu thuật tử thi bằng lời (Verbal autopsy).
-  Phỏng vấn (Interview) sử dụng bộ câu hỏi mở (Openning questionnair) để phỏng  vấn nhóm, cá nhân.
-  Nghiên cứu những chỉ số quan trọng (Important index reference).
-  Hội thảo hay góp ý nhanh (Seminar).
-  Đi bộ cắt ngang qua cộng đồng theo nhóm (Walk across the community).
-  Vẽ bản đồ (Mapping).
-  Vẽ sơ đồ (Modeling).
-  Phân loại và cho điểm (Classification and Scoring).
-  Xác định nhanh về số lượng (Quickly preliminarily determine the quanlity).
-  Nghiên cứu các sự kiện lịch sử theo thời gian (Timeline), vẽ đường xu hướng  (Trendline), lịch thời vụ (Seasonal calendar / Seasonally diagramming).
-  Nghiên cứu trường hợp (Case-study).
-  Quản lý nhóm / tổ công tác và làm việc theo nhóm (Team managing, Team working).
-  Sử dụng các bộ câu hỏi đơn giản ngắn (Short-simple questionnair).
-  Viết báo cáo nhanh tại thực địa.

ĐÁNH GIÁ NHANH CÓ DỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PRA)

Phương pháp PRA có thể được tóm tắt như sau:
-  “Những người đến vùng nông thôn để thu thập thông tin sau đó mang về thành  phố để phân tích. Ưu điểm chính của nó là có khả năng trong một thời gian ngắn  thu thập thông tin cho những người lập kế hoạch cho các dự án phát triển.”
-  Ngược lại với phương pháp RRA, trong PRA việc phân tích và trình bày thông tin  sẽ do cộng đồng tiến hành ngay tại cộng đồng. PRA có thể được định nghĩa như là một quá trình nghiên cứu mềm dẻo từ cộng đồng và do cộng đồng tiến hành trong điều kiện của họ. Nhìn chung nó giống như RRA nhưng nó khắc phục được hai nhược điểm của RRA:
  Vai trò ngược lại của người nghiên cứu: thoải mái, không vội vã.
  Thiết lập mối quan hệ với cộng đồng.
-  Vai trò của người nghiên cứu và người được nghiên cứu thay đổi. Người nghiên cứu học từ cộng đồng và cộng đồng dạy họ. Cộng đồng thực hiện và điều khiển toàn bộ quá trình nghiên cứu. Việc điều tra, trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi chính người trong cộng đồng, bao gồm việc chia sẽ thông tin: vẽ bản đồ, sơ đồ và định lượng. Các phương pháp tiến hành đều có sự tham gia của cộng đồng. Nghiên cứu không phải do người nghiên cứu thực hiện mà với cộng đồng và thực hiện bởi cộng đồng.
-  Thiết lập mối quan hệ tốt với cộng đồng là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi người nghiên cứu ngoài cộng đồng phải định hướng lại. Thoải mái, ý thức thật nghiêm túc. 
-  Những cử chỉ và thái độ sau đây của người nghiên cứu sẽ làm cản trở cộng đồng bày tỏ hiểu biết và khả năng phân tích sáng tạo của họ:
  Vung tay, vung gậy.
  Ngồi sau bàn.
  Chế ngự và lấn át suy nghĩ và phát triển của cộng đồng.
  Vội vã thiếu kiên nhẫn.
  Đòi hỏi cộng đồng phải cung cấp thông tin, trả lời câu hỏi.
  Cho rằng chúng ta hiểu biết cộng đồng còn cộng đồng thì ngu dốt cộng đồng có nhiều vấn đề để giải quyết.
  Thiếu kính trọng, không quan tâm, lắng nghe và học hỏi cộng đồng.
-  Các phương pháp PRA đã được phát triển nhằm khắc phục các hạn chế trên. Nó đòi hỏi người nghiên cứu từ bên ngoài cộng đồng phải có thái độ, hành vi đúng, đó là:
  Tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.
  Kính trọng cộng đồng.
  Quan tâm những gì mà cộng đồng biết, nói và trình bày.
  Kiên nhẫn không vội vàng, không ngắt lời.
  Khiêm tốn.
  Sử dụng các phương pháp và các tài liệu làm cho cộng đồng bày tỏ, chia sẻ, phân tích những hiểu biết của họ.
-  Trong thảo luận nhóm có chủ điểm thường đòi hỏi sự có mặt của người dân trong cộng đồng, do đó tốt nhất là tổ chức vào thời điểm vào buổi tối hay vào những ngày có thời gian rỗi.

NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA PRA 

-  Chia sẻ quan điểm và nhận thức với cộng đồng. Cộng đồng vẽ bản đồ và sơ đồ hay định hướng theo hiểu biết của họ vì họ đã tạo ra nó, và những thông tin này kiểm tra và bổ sung lẫn nhau. 
-  Phương pháp cho điểm và phân loại được sử dụng nhiều hơn là phương pháp đo lường, đặc biệt với những thông tin nhạy cảm như sự thu nhập, sự giàu nghèo. Cộng đồng thường đưa ra những giá trị tương đối và giấu đi những giá trị tuyệt đối. Cộng đồng thường cho điểm và phân loại theo tiêu chuẩn của họ.  Sự kết hợp và trình tự hợp lý của các phương pháp nghiên cứu cho thấy nó rất có  giá trị và sát thực tế. Việc tham gia của cộng đồng vào việc vẽ bản đồ, sơ đồ, sẽ  dễ dàng dẫn đến các hoạt động khác như thảo luận đường đi xuyên qua làng, lập danh sách hộ gia đình phân loại giàu nghèo, xác định số người và thành phần  trong cộng đồng.  Cách đề cập và phương pháp là động viên sự tham gia của cộng đồng. Sử dụng  bộ câu hỏi thiết kế sẵn dễ gây nhàm chán. Các phương pháp PRA thường hấp  dẫn hơn. Chúng ta phải học cách không phỏng vấn hay cắt lời khi cộng đồng đang trình bày ý kiến và kiến thức của họ. Họ là người nghiên cứu, thực hiện và trình bày kết quả nghiên cứu.

MỘT SỐ KỸ THUẬT PRA CƠ BẢN

-  Phỏng vấn sâu (deeply interview)
-  Thảo luận nhóm tập trung (focus group discussion).
-  Quan sát (quan sát trực tiếp và quan sát tham gia) (directly observe  – observe in participatory).
-  Đi bộ cắt ngang qua xóm (Walk across the community).
-  Phương pháp vẽ bản đồ (Mapping).
-  Phương pháp lịch thời vụ (Seasonal calendar).
-  Biểu đồ thời gian, Biểu đồ xu hướng (Timeline, Trendline).
-  Phân loại giàu nghèo hợp tác cùng cộng đồng (Wealth Ranking).
-  Xác định “Sơ đồ tổ chức cộng đồng” (Institutional Mapping).
-  Phân loại ưu tiên (Preference Ranking).
-  Phân tích kế sinh nhai.

Trích: Bài giảng PRA của YTCC HCM
Nguồn tham khảo 2:Overview of Participatory Rural Appraisal (PRA) -  http://www.fao.org/Participation/tools/PRA.html

Giáo trình phục vụ thực tập kỷ năng cho SV và các nội dung liên quan: ATTACHMENT

TBT_07

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phần mềm dinh dưỡng tính khẩu phần ăn - Hướng dẫn phần mềm Vietnam Eiyokun

bạn muốn biết bạn đã ăn bao nhiêu kcal protit, lipip, gluxit, bao nhiêu g vitamin và vô số chất dinh dưỡng khác trong bữa ăn hằng ngày? làm thế nào để tính được 1 người nặng 100 kg cao 1m80 mỗi ngày cần bao nhiêu protit, lipip, gluxit? 1 công việc quá đơn giản đối với 1 nhà dinh dưỡng chuyên nghiệp. vấn đề là chúng ta thường là các nhà dinh dưỡng không chuyên. nhưng với phần mềm Vietnam Eiyokun tất cả chúng ta đều trở thành những nhà bán chuyên nghiệp. các bạn download hướng dẫn tại đây Bản cài đặt tại đây . pass mở file là itcchue code là A020400312

Các phép tính đơn giản ứng dụng trong SPSS - Lệnh Compute

Xin nhắc lại đây là những bài viết ở mức độ hướng dẫn cơ bản và mang tính chất cá nhân nên không thể tránh sai sót. Chỉ là mang tính chất xây dựng nguồn tài liệu của YTCC Huế Chủ đề hôm nay là thực hiện các phép tính cơ bản: Đơn giản muốn tính BMI trong SPSS. Bạn làm thế nào, trong khi đã có dữ kiện là Cân nặng, chiều cao (cm). BMI = (Cân nặng/(Chiều cao* chiều cao)*10000) Mô tả bằng hình ảnh trong SPSS. H1:  H2 Bạn trở lại cửa sổ Variable View sẽ thấy 1 biến mới "BMI" xuất hiện. Nó là kết quả của việc thực hiện thuât toán trên. Xin lỗi là công thức trên thiếu 1 dấu ")" cuối cùng trong hình 2. Thks đã đọc TBT Ytcchue.blogspot.com

Recode – mã hoá lại biến trong Stata

Lệnh recode giúp ta mã hoá lại các giá trị của biến theo những điều kiện được đưa ra. Giá trị nào không phù hợp với biểu thức điều kiện sẽ không bị thay đổi, ngoại trừ phù hợp với những điều kiện kèm theo. Câu lệnh như sau: recode danh sách biến (biểu thức điều kiện) [biểu thức điều kiện] [if] [in] [, tuỳ chọn]