Trị số P trong NCKH - Tại sao người ta hay chọn 0.05 ? Thấy đây là cái cơ sở mà sinh viên lẫn người nghiên cứu còn mơ hồ và đôi khi sai. Và khá nhiều nghiên cứu dù làm xong nhưng không dám ứng dụng. Có nhiều nguyên nhân để giải thích điều này. Tuy nhiên, theo mình đơn giản trị số P chưa hiểu cặn kẻ và sai trong phương pháp làm. Xin trích nguyên bài viết của GS NVT về trị số P (Bài viết có vài chổ bị xóa đi. Bạn đọc có thể lấy nguyên file gốc ở Ykhoa.net hoặc Nguyenvantuan.com) 1. Trị số P Trị số P là một con số xác suất, tức là viết tắt chữ “probability value”. Chúng ta thường gặp những phát biểu được kèm theo con số, chẳng hạn như “Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ gãy xương trong nhóm bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Alendronate là 2%, thấp hơn tỉ lệ trong nhóm bệnh nhân không được chữa trị (5%), và mức độ khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0.01)” , hay một phát biểu như “ Sau 3 tháng điều trị, mức độ giảm áp suất máu trong nhóm bệnh nhân là 10% (p ...