Chuyển đến nội dung chính

Visitors (statistics)

Kiếm học bổng du học sau đại học dễ hay khó? (Phần 1)

Bài viết được trích dẫn từ FB PGS Nguyên Tiến Huy
https://www.facebook.com/notes/1484241581791264/

Theo mình biết thì tỉ lệ các bạn ngoài Bắc có mong ước đi du học cao hơn trong Nam vì nhiều lý do. Mục đích du học cũng có nhiều, từ lợi ích kinh tế, chức vị trong công việc cho tới đam mê khoa học thực sự. Dù lý do là gì thì cũng đều chính đáng và cần được khuyến khích.


Ngay cả nước Nhật đã phát triển như thế nhưng họ vẫn chuộng du học các nước Âu Mỹ, và 90% các Giáo sư (GS) Nhật mình biết đều đã từng du học hay làm postdoc tại  các nước trên. Có người không có thời gian thì cũng ráng kiếm tu nghiệp 2 tháng, nó như là 1 chứng chỉ để lên GS.

Mặc dù mình không tự đi kiếm học bổng (mà nó tự nhiên tới), nhưng với kinh nghiệm 16 năm ở Nhật, 12 năm hướng dẫn các bạn nghiên cứu sinh (phần lớn du học sinh VN, các bạn có thể thấy qua số lượng tác giả người VN trong các bài báo của mình), kinh nghiệm xin postdoc tại UMASS, John Hopkins và kinh nghiệm xin việc tại Nhật,…
thì mình có thể khẳng định là xin học bổng du học không khó như người ta nghĩ.


A. Đầu tiên các bạn phải biết mục tiêu của mình làm gì?
- Ví dụ như học xong về lại VN làm BS lâm sàng ở BV? Nếu vậy bạn cần xác định bản thân muốn học PhD hay chỉ cần tu nghiệp vài tháng? Đối với việc học PhD và về muốn giỏi lâm sàng, thì bạn nên làm bác sĩ ở BV vài năm hay ít nhất là xong Nội trú rồi mới nên đi.

- Nếu bạn muốn làm nhà khoa học thuần túy thì hãy du học càng sớm càng tốt. Dẫu vậy, trong thời gian kiếm học bổng bạn cũng nên kiếm khoa lâm sàng nào đó để làm.

Để thực hiện mục tiêu du học, bạn phải biết có các loại học bổng nào? Tất nhiên nếu gia đình bạn có điều kiện du học tư phí thì tốt rồi.

Theo poll mình thực hiện gần đây, mặc dù không nhiều người trả lời nhưng phần nào phản ánh đúng với thực tế các sinh viên mính biết tại Đại học Kyoto và Nagasaki của Nhật đối với sự phân bố các hình thức du học sau đại học:

1/ 45% nhận học bổng chính phủ Nhật hay trường thông qua quan hệ từ GS.

2/ 10% nhận học bổng từ grant nghiên cứu của GS.

3/ 25% nhận học bổng từ các tổ chức khác như ngân hàng Châu Á phát triển, JICA, Toyota,…

4/ 15%  nhận học bổng 322 của nhà nước VN, hay dự thi để lấy học bổng chính phủ Nhật thông qua đại sứ quán Nhật tại VN.

Mỗi loại học bổng có cách application khác nhau. Ví dụ, thi qua đại sứ quán Nhật tại VN, 322 hay các tổ chức khác các bạn phải xem thông tin do họ cung cấp, mình không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhưng sự thực là các bạn miền Nam có rất ít cơ hội hơn do các lý do sau:
- Điểm số trong học bạ thường thấp hơn, đặc biệt trường ĐH Y Dược TPHCM.
- Thủ tục giấy tờ ra tới Hà Nội quá chậm.
- Phân số lượng người được đi thi thấp hơn.
Nhìn qua tỉ lệ các loại học bổng thì ta có thể thấy dễ nhất là kiếm học bổng thông qua GS Nhật (và mình nghĩ tỉ lệ cũng đúng như thế với các nước Âu Mỹ).
B. Bước kế tiếp, bạn cần chuẩn bị hành trang gì để PR cho mình trước các GS người Nhật?
1/ Bảng điểm Đại học, đặc biệt 2 năm cuối.
Nguyên tắc chung là điểm càng cao càng tốt, dù nhiều khi so sánh giữa các quốc gia với nhau rất khó! Họ xếp điểm như sau: A, B, C, D. Có điểm C trong 2 năm cuối là vứt. Lưu ý, họ có 5 cái rank convert từ nước ngoài sang của Nhật, nhưng không có của VN và hệ số điểm 10 nào.
Họ đem cái rank 100 điểm ở đâu đó ra áp vào, và biến 5.5 của VN = 55= D của Nhật. Mà mấy bạn học YD TPHCM thì biết rồi đó, tất cả các môn trên 6 chắc khó có ai. Bạn nào có giơ tay nhé!
Thế là việc tranh cãi với văn phòng về hồ sơ của bạn rất khó tránh khỏi, do vậy có thể họ sẽ bảo bạn về trường làm giấy chứng nhận. May quá tra trên Wikipedia ra thang điểm VN rank A, B, C, D, F rồi áp vào Nhật. Cuối cùng 5 điểm thành B, vậy nên bạn pass qua khâu này.
2/ Ranking tốt nghiệp DH, thí dụ 3/400, top 10/400. Làm sao có gì chứng nhận là tốt nhất. Thí dụ chụp bảng điểm của toàn khóa.
3/ Anh văn: Ở Nhật không bắt buộc loại bằng gì, nhưng ít ra bạn nên có, cái điểm càng cao càng tốt.
4/ Publications:
Có bài báo gì của VN đều đem vào hết.
Hội nghị thì cần ghi Conferences để riêng phía sau.
5/ Awards and Honors:
Tất cả giải thưởng bất cứ loại gì: Thi học sinh giỏi Toán, Anh, Sinh gì đấy, cấp quận, tỉnh, toàn quốc? Giải gì? Chụp hình lại làm bằng chứng.
Họ (GS hay nhà trường) sẽ so sánh các sinh viên với nhau theo các tiêu chuẩn trên, ưu tiên từ trẻ tuổi đến lớn tuổi.
Nhìn chung là mục 1 của VN rất thấp so với các nước khác, cả Y Hà Nội có điểm số thuận lợi hơn nhưng cũng không qua được nước khác!!! Bạn cứ tưởng tượng điểm số ở Nhật của họ mong chờ ở người giỏi là tất cả các điểm số là A hết, thì có thể hiểu được bảng điểm của VN ta rất tệ.
Ranking trong trường học thường không có certificate và họ cũng không biết trường bạn giỏi kém thế nào vì không có danh mục ranking trên thế giới, vì vậy nó phụ thuộc vào reputation của SV người VN trước đó.
Mục 4 và 5 của nội địa VN thì có còn hơn không, dù họ không coi trọng nó lắm. Nếu bạn còn trẻ thì không sao, nhưng lớn tuổi 1 tí thì là bất lợi nếu như họ có nhiều candidates.
Vì vậy bạn có bài báo được công bố quốc tế, thực sự tham gia và hiểu được các bước làm NCKH sẽ là 1 lợi thế rất lớn để PR với GS, đặc biệt bạn có ít nhất 1 bài làm first author. Chọn 1 người đã viết được 1 bài báo cho dù lĩnh vực khác thì sẽ tiết kiệm được ít nhất 1 năm đào tạo. Hơn nữa khi nhìn vào 1 bạn có vài bài báo QT từ VN, người ta đánh giá được 3 điều:
- Thứ nhất bạn ít ra cũng có biết về nghiên cứu, hy vọng là bạn sẽ học rất nhanh ở môi trường mới.
- Bạn là người active và productive so với các bạn cùng lứa.
- Bạn là người có khả năng làm teamwork và siêng năng, 2 cái này đặc biệt người Nhật rất thích.
Trong phần 1 này mình đã trình bày một số ý để giúp các bạn suy nghĩ rõ ràng hơn trong việc xác định chính xác mục tiêu du học phù hợp với nguyện vọng cá nhân. Ngoài ra, mình cũng đã trình bày một số bất lợi tất yếu và cách khắc phục để giúp bạn lấy được thiện cảm từ các GS Nhật. Ở phần tiếp theo, mình sẽ trình bày kinh nghiệm tiếp cận với GS, một bước cực kì quan trọng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phần mềm dinh dưỡng tính khẩu phần ăn - Hướng dẫn phần mềm Vietnam Eiyokun

bạn muốn biết bạn đã ăn bao nhiêu kcal protit, lipip, gluxit, bao nhiêu g vitamin và vô số chất dinh dưỡng khác trong bữa ăn hằng ngày? làm thế nào để tính được 1 người nặng 100 kg cao 1m80 mỗi ngày cần bao nhiêu protit, lipip, gluxit? 1 công việc quá đơn giản đối với 1 nhà dinh dưỡng chuyên nghiệp. vấn đề là chúng ta thường là các nhà dinh dưỡng không chuyên. nhưng với phần mềm Vietnam Eiyokun tất cả chúng ta đều trở thành những nhà bán chuyên nghiệp. các bạn download hướng dẫn tại đây Bản cài đặt tại đây . pass mở file là itcchue code là A020400312

Các phép tính đơn giản ứng dụng trong SPSS - Lệnh Compute

Xin nhắc lại đây là những bài viết ở mức độ hướng dẫn cơ bản và mang tính chất cá nhân nên không thể tránh sai sót. Chỉ là mang tính chất xây dựng nguồn tài liệu của YTCC Huế Chủ đề hôm nay là thực hiện các phép tính cơ bản: Đơn giản muốn tính BMI trong SPSS. Bạn làm thế nào, trong khi đã có dữ kiện là Cân nặng, chiều cao (cm). BMI = (Cân nặng/(Chiều cao* chiều cao)*10000) Mô tả bằng hình ảnh trong SPSS. H1:  H2 Bạn trở lại cửa sổ Variable View sẽ thấy 1 biến mới "BMI" xuất hiện. Nó là kết quả của việc thực hiện thuât toán trên. Xin lỗi là công thức trên thiếu 1 dấu ")" cuối cùng trong hình 2. Thks đã đọc TBT Ytcchue.blogspot.com

Recode – mã hoá lại biến trong Stata

Lệnh recode giúp ta mã hoá lại các giá trị của biến theo những điều kiện được đưa ra. Giá trị nào không phù hợp với biểu thức điều kiện sẽ không bị thay đổi, ngoại trừ phù hợp với những điều kiện kèm theo. Câu lệnh như sau: recode danh sách biến (biểu thức điều kiện) [biểu thức điều kiện] [if] [in] [, tuỳ chọn]